Như vậy, khi đánh giá một văn bản có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không cũng như xem xét một văn bản có chứa ”quy phạm pháp luật” hay không cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu đặc trưng của quy phạm pháp luật, gồm: tính áp dụng chung (quy tắc ràng buộc chung và được tôn trọng chung), tính phi cá nhân (không nhằm vào một đối tượng, một con người nào cụ thể hay một nhóm đối tượng cụ thể), tính bắt buộc – tính cưỡng chế nhà nước (đối tượng bắt buộc phải thực hiện, không thể thoái thác) và phải được cơ quan có thẩm quyền ban hành (chủ thể được pháp luật trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Pháp luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách [1] . Pháp luật được ban hành có thể đưa ra các biện pháp gián tiếp, thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý mà trong phạm vi đó, từng cá nhân đóng vai trò là động lực. Luật pháp có thể đem lại công bằng xã hội, giảm đói nghèo, tạo ra động lực cho xã hội phát triển.Tuy nhiên, cần lưu ý làphát triển thôi chưa đủ mà còn cần phải phát triển bền vững. Yêu cầu phát triển bền vững đặt ra cho các cơ quan ban hành văn bản của địa phương phải có các biện pháp quản lý bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa là sẽ không chỉ khai thác cạn kiệt các nguồn lực mà không tính các hệ quả tiếp theo và môi trường sau này. Phát triển bền vững đòi hỏi khi đưa ra các biện pháp quản lý, nhà quản lý phải tính đến việc bảo vệ môi trường. Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, địa phương đưa ra các biện pháp để quản lý tốt các trường học, bệnh viện, xây dựng và quản lý tốt hệ thống nước sạch, đường giao thông… Bằng các văn bản quy phạm pháp luật, chính quyền địa phương đưa ra các biện pháp thu hút đầu tư, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp, các cơ chế thực thi hiệu quả.
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có thể tạo ra/phân bổ/phát huy các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế Pháp luật có thể tạo điều kiện để tăng việc làm và tăng thu nhập.Pháp luật tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tiếp cận với các công nghệ thông tin và thị trường, với các kỹ năng về tín dụng và quản lý, qua đó giúp họ tăng năng suất lao động và tăng thu nhập. Trong trường hợp pháp luật thiếu hiệu quả dẫn đến việc đất nước hay từng vùng địa phương nghèo đói và kém phát triển, người ta gọi đó là “thể chế có vấn đề” . Đặc điểm ở các vùng nông thôn là người dân có mức vốn thấp, hoạt động dựa vào các công nghệ có chi phí thấp và có sẵn ở địa phương (sản xuất có thể gọi là manh mún, tiểu thủ công, phần nhiều là lao động tay chân), sử dụng các công cụ làm bằng tay nhiều hơn là sử dụng máy móc hay thiết bị hiện đại (do thiếu vốn hoặc điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế); hơn nữa, nông thôn còn có nhiều người thất nghiệp. Các nhà soạn thảo cần phải chú ý đưa ra các biện pháp pháp lý để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường lao động… đồng thời phát huy được các nguồn lực.
Thứ tư, văn bản quy phạm pháp luật góp phần làm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển Cần phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Trong khi các quy phạm mang tính xã hội, dù được xã hội thừa nhận, nhưng vẫn không được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, thì trái lại, quy phạm pháp luật luôn luôn được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
. Nếu như những người đại diện cho dân chúng không bảo đảm cho những người mà họ đại diện có cuộc sống ấm no, an bình nghĩa là họ thực hiện trách nhiệm chưa đầy đủ. Để tránh việc văn bản pháp luật trao cho các cán bộ thực thi pháp luật quyền tự định đoạt quá lớn, bên cạnh các cơ quan dân cử, vẫn cần phải có sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước. Để tránh sự lộng quyền của cán bộ thực thi pháp luật, chỉ có sự quy định chặt chẽ của văn bản pháp luật mới bảo đảm trách nhiệm của những cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ thực thi pháp luật, từ đó bảo đảm lợi ích của người dân. Thứ năm, văn bản quy phạm pháp luật làm thay đổi các hành vi xử sự không mong muốn và thiết lập các hành vi xử sự phù hợp Muốn tạo điều kiện cho phát triển, chúng ta cần phải sử dụng pháp luật để làm thay đổi hành vi xử sự của phần lớn nhân dân, đặc biệt là của các cán bộ nhà nước. Các cán bộ nhà nước là những người đầu tiên có trách nhiệm bảo đảm một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ và thay mặt cho những người mà họ đại diện, đó là nhân dân. Các cán bộ địa phương một mặt thực hiện các nhiệm vụ mà pháp luật quy định nhưng mặt khác, đây cũng là sự phó thác của nhân dân đối với đại diện trực tiếp (Hội đồng nhân dân) hay gián tiếp (Uỷ ban nhân dân) của mình trong bộ máy chính quyền ”Thiếu sự quản lý bằng pháp luật, cơ chế trách nhiệm, tính minh bạch và sự tham gia của người dân, các quyết định sẽ trở nên tùy tiện, cán bộ chính quyền sẽ sử dụng quyền lực nhà nước không phải vì lợi ích của đa số nhân dân mà là cho riêng họ” .
– . Văn bản hành chính thông thường có các hình thức cũng như nội dung phong phú, đa dạng, có thể liệt kê một số loại chủ yếu như: Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc… của các cơ quan hành chính nhà nước công văn hành chính (là công cụ giao dịch chính thức giữa các cơ quan: mời họp, đề xuất hoặc trả lời các yêu cầu, câu hỏi, chất vấn, hoặc kiến nghị … hoặc dùng để đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới triển khai thi hành công việc theo kế hoạch hay theo thẩm quyền pháp luật quy định…); thông cáo, thông báo, điện báo, biên bản, giấy đi đường, giấy giới thiệu...
Phần thứ ba
I. Các nguyên tắc bảo đảm khi xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
+ Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; những quan điểm,
Công khai, minh bạch trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nguyên tắc quan trọng cần được các cơ quan soạn thảo, ban hành đặc biệt quan tâm trong quá trình soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Theo đó, Luật năm 2008 đặt ra yêu cầu t rong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết,cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến; đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến.
+ Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp ý kiến góp ý về dự án, dự thảo;
2. Soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
2.1. Soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Trường hợp đề nghị đưa ra khỏi Chương trình : Trong trường hợp không bảo đảm tiến độ và chất lượng soạn thảo hoặc không cần thiết phải ban hành văn bản vì lý do khách quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị xây dựng nghị quyết có thể đề nghị đưa ra khỏi chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân văn bản đã dự kiến. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có Tờ trình gửi Thường trực Hội đồng nhân dân, đồng thời gửi Uỷ ban nhân dân, trong đó phải giải trình rõ lý do đề nghị đưa ra khỏi Chương trình.
Theo quy định tại Điều 27 của Luật năm 2004 thì dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân. Do vậy, việc phân công cho từng ban của hội đồng nhân dân thẩm tra các dự thảo nghị quyết cụ thể đã được Thường trực Hội đồng nhân dân xác định rõ trong Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Điều 29 của Luật năm 2004 quy định trình tự Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết. Điều 16 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân còn quy định cụ thể thêm một bước nữa, theo đó,Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết theo trình tự sau đây:
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Văn phòng Hội đồng nhân dân gửi Văn phòng Uỷ ban nhân dân để đăng Công báo cấp tỉnh trong thời hạn chậm nhất là ba mươi ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Nghị quyết gửi đăng Công báo phải là bản chính.
– Xây dựng chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị: c ơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi đề nghị xây dựng quyết định, chỉ thị đến Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân theo thứ tự ưu tiên ban hành văn bản, căn cứ vào nhu cầu quản lý nhà nước, tính khả thi của văn bản và tính đồng bộ của hệthống pháp luật.
– Trường hợp đề nghị bổ sung chương trình do phát sinh nhu cầu ban hành văn bản, cơ quan đã đề nghị xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân và các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân có thể đề nghị bổ sung vào chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
– Quy trình bổ sung chương trình: quy trình bổ sung chương trình được thực hiện tương tự như quy trình xây dựng chương trình.
– Thẩm quyền điều chỉnh chương trình: căn cứ vào đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị và yêu cầu quản lý của địa phương, Uỷ ban nhân dân quyết định điều chỉnh chương trình.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ đạo cơ quan trình dự thảo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của thành viên Uỷ ban nhân dân. Cơ quan trình dự thảo báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trước các thành viên Uỷ ban nhân dân.
Biểu quyết thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị. Uỷ ban nhân dân biểu quyết thông qua dự thảo bằng cách biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ một lần hoặc biểu quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau rồi biểu quyết toàn bộ dự thảo. Dự thảo quyết định, chỉ thị được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
Nội dung của báo cáo thẩm tra phải nêu được ý kiến đánh giá của Ban về dự thảo nghị quyết, những vấn đề được Ban nhất trí, không nhất trí và còn có ý kiến khác nhau, những kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo cơ quan, tổ chức soạn thảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân chỉnh lý về mặt kỹ thuật dự thảo nghị quyết trước khi trình Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực. Cần lưu ý là việc chỉnh lý chỉ về mặt câu chữ, kỹ thuật mà không làm thay đổi nội dungdự thảo đã được Hội đồng nhân dân thông qua.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chỉ đạo cơ quan soạn thảo chỉnh lý về mặt kỹ thuật dự thảo văn bản trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (Chủ tịch thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành văn bản). Khi chỉnh lý, không được làm thay đổi nội dungdự thảo đã được thành viên Uỷ ban nhân dân thông qua.
Theo quy định của Luật tại Điều 45 thì “Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và chỉ đạo việc soạn thảo “.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước của địa phương rất đa dạng, phong phú. Nhiều vấn đề đột xuất, khẩn cấp phát sinh trong quản lý đòi hỏi Uỷ ban nhân dân các cấp cần có những quyết sách kịp thời nhằm giải quyết các vấn đó. Khi đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề này là đòi hỏi tất yếu của hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu cấp bách của việc giải quyết vấn đề đột xuất, khẩn cấp, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật không thể tuân thủ một cách chặt chẽ thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp thông thường mà Luật năm 2004 quy định. Do đó, để bảo đảm sự linh hoạt, kịp thời trong quản lý nhà nước ở địa phương, Luật còn quy định việc ban hành quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp. Điều 47 Luật năm 2004 quy định:trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban hành quyết định, chỉ thị không theo trình tự, thủ tục thông thường mà theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 48 Luật năm 2004 (trình tự, thủ tục rút gọn). Cần lưu ý rằng Luật chỉ quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành rút gọn đối với văn bản của Uỷ ban nhân dân mà không quy định đối với soạn thảo, ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân.
Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của v ăn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương
Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của v ăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp
Nếu như các cơ quan nhà nước trung ương được thiết lập ở tầm quốc gia thì các cơ quan chính quyền địa phương lại được tổ chức ở các đơn vị hành chính – lãnh thổ. Thẩm quyền và phạm vi quản lý của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ giới hạn trong khuôn khổ một địa bàn lãnh thổ nhất định. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan này với tính chất là sản phẩm của hoạt động quản lý có hiệu lực trong lãnh thổ địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan tương ứng. Tiêu chí để xác định hiệu lực về không gian của văn bản là phạm vi lãnh thổ mà Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân được giao quản lý. Do đó, “văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có hiệu lực trong phạm vi địa phương” (khoản 2 Điều 79 của Luật năm 2004) thì “phạm vi địa phương” ở đây phải được hiểu là đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành văn bản.
Một nguyên tắc cần lưu ý là việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật là điều kiện bắt buộc để văn bản phát sinh hiệu lực. Theo đó, Điều 78 của Luật năm 2008 quy định ” văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành”. Nguyên tắc này bắt buộc đối với ngay cả trường hợp văn bản quy phạm pháp luật phát sinh hiệu lực ngay từ ngày công bố hoặc ký ban hành được ban hành trong trường hợp khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.
“1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực sau bảy ngày và phải được niêm yết chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có hiệu lực sau năm ngày và phải được niêm yết chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp quy định tại Điều 47 của Luật này thì có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn”
– Văn bản hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản. Ví dụ: Quyết định số 2816/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc duyệt giá hỏa thiêu bằng lò gas tạm thời thực hiện tại Công ty phục vụ mai táng Hải Phòng quy định: “Thời gian thực hiện tạm thời mức giá duyệt tại Điều 1 được thực hiện 365 ngày kể từ ngày ký Quyết định”.Hoặc một số văn bản quy định: “Văn bản này hết (chấm dứt) hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày văn bản có hiệu lực”.